NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ MỌC RĂNG THƯA

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ MỌC RĂNG THƯA

Ngày đăng: 19/10/2024 05:51 PM

    I – Nguyên nhân gây răng thưa ở trẻ em

    Theo các chuyen gia nha khoa, thông thường khi còn nhỏ thì răng sữa của trẻ thường mọc thưa. Điều này sẽ dần biến mất khi răng vĩnh viễn (răng nanh) bắt đầu mọc.

    Tuy nhiên vẫn có 1 vài trường hợp, răng vĩnh viễn của bé khi mọc lên bị thưa. Hiện tượng này gây ra sự lo lắng, mối quan tâm cho nhiều ông bố, bà mẹ.

    Trước những lo lắng về tâm lý, người lớn cần phải biết được lý do dẫn đến tình trạng răng thưa ở trẻ em. Từ đó có thể hiểu và biết nên làm gì để tốt nhất cho bé

    A/ Mọc răng thưa do di truyền

    Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ,… mắc chứng răng thưa thì tỉ lệ  con cháu khi sinh ra cũng bị thưa răng sẽ cao hơn bình thường.                                                        Bé bị thưa răng cửa (răng cố định)

    B/ Do kích thước thân răng quá nhỏ/ Hàm quá lớn

    Nếu kích thước của 1 vài chiếc răng của trẻ bị nhỏ hơn bình thường, khoảng hở giữa các răng sẽ tạo ra hiện tượng thưa răng tự nhiên.

    Hoặc một vài bé có sự phát triển quá mức về khung hàm. Khi đó kích thước răng sẽ không đủ để lấp đầy cả hàm và tạo ra hiện tượng răng thưa.

    Răng bé bị thưa do thiếu răng hoặc thừa răng

    Trường hợp trẻ không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ lâu rụng hơn bình thường. Khi tới độ tuổi nhất định, răng sữa rụng ra và không có răng vĩnh viễn mọc lên, khi đó răng của bé sẽ bị thưa.

    Trường hợp trẻ có nhiều hơn 1 mầm răng vĩnh viễn tại 1 vị trí. Các mầm răng có thể bị vướng vào nhau và mọc sai hướng, từ đó tạo ra hiện tượng thưa răng.

    Do dây nối lưỡi phát triển quá mức

    Răng cửa dưới của trẻ bị thưa đôi khi còn do sự phát triển quá mức của dây nối lưỡi. Khi đoạn dây nối giữa lưỡi và miệng phát triển mạnh thường sẽ tạo ra khoảng trống cho 2 chiếc răng cửa hàm dưới.

    Hiện tượng này có tên tiếng anh là Lingual frenum và tương đối hiếm gặp. Do vậy bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác.

    II – Trẻ em mọc răng thưa có cần chữa không?

    Trường hợp trẻ mọc răng sữa thưa

    Khi trẻ dưới 6 tuổi, hệ răng vĩnh viễn chưa bắt đầu mọc, vì vậy nếu thấy răng sữa mọc thưa thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

    Hiện tượng này rất bình thường và xảy ra ở tất cả mọi đứa trẻ. Khi trẻ qua 6 tuổi, hệ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc thay thế sẽ tự động đóng các khoảng trống này lại.

    Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa. Trong trường hợp có sai lệch nghi vấn, bác sĩ sẽ can thiệp sớm để răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi hơn.

    Trường hợp răng vĩnh viễn ở trẻ bị thưa

    Trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc nhưng vẫn bị thưa, lúc này bắt buộc cha mẹ cần khắc phục cho trẻ sớm.

    Răng vĩnh viễn của trẻ mọc thưa sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng.

    Lúc này cha mẹ cần tìm hiểu và sớm đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để bác sĩ điều trị.

    ♦ Chỉnh nha – Niềng răng (răng mọc lệch, răng thưa tự nhiên)

    Nếu lý do làm thưa răng ở trẻ em do răng mọc lệch, hàm quá lớn,… thì bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện chỉnh nha cho bé.

    Với các khí cụ niềng răng chuyên dụng, toàn bộ hàm răng sẽ được điều chỉnh về vị trí tiêu chuẩn. Sau khoảng 2 năm chỉnh nha, hiện tượng răng thưa ở bé sẽ được khắc phục hoàn toàn.

    Đặt hàm giữ khoảng (răng mọc muộn, thiếu răng)

    Với các trường hợp răng vĩnh viễn mọc muộn, răng mọc thiếu, bác sĩ sẽ xem xét đặt hàm giữ khoảng cho trẻ.

    Đây là thiết bị gắn vào thân răng bên cạnh khu vực thiếu răng. Phần khung của thiết bị sẽ giúp răng kế cận răng thiếu không mọc lệch, tạo khoảng trống cần thiết cho răng mọc muộn.

    Một ca xử lý cho bé bị 2 răng cửa thưa ở nha khoa nhân đức.

     

    sau chỉnh